Cách giặt áo dài đúng cách giúp giữ dáng, không nhăn, không phai màu
Cách giặt áo dài đúng cách giúp giữ dáng, không nhăn, không phai màu
Blog Article
Áo dài là trang phục truyền thống tương trưng cho vẻ điệu đà, duyên dáng của phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, do được làm từ các chất liệu cao cấp như lụa, gấm, nhung, voan…, việc giặt và bảo quản áo dài đòi hỏi kỹ thuật đúng cách. Nếu không, áo sẽ dễ bị nhăn, mất form và phai màu nhanh chóng. Trong bài viết này, Dương Silk sẽ hướng dẫn chi tiết cách giặt áo dài đúng cách, giúp duy trì vẻ đẹp, không nhăn, không phai màu.
Mục Lục
1: Tại sao cần giặt áo dài đúng cách:

- Giữ vẻ đẹp ban đầu: Chất liệu làm áo dài thường là vải mềm, mỏng, có độ rủ xuống tự nhiên. Giặt sai cách có thể khiến vải bị xước, nhăn nhó, mất đi độ bóng và mềm.
- Tránh phai màu, loang màu: Một số chất vải như lụa nhuộm màu rất dễ phai khi gặp nước hoặc dùng bột giặt không phù hợp. Giặt đúng cách sẽ giúp duy trì màu sắc tươi mới.
- Bảo vệ kết cấu vải, tránh mất form dáng: Giặt áo dài với lực ma sát quá mạnh có thể khiến vải bị rách, sờn sợi hoặc mất đi kết cấu ban đầu. Giữ form dáng chuẩn giúp áo dài trông đẹp và tinh tế hơn.
2: Cách giặt áo dài đúng theo trình tự các bước:
2.1: Chuẩn bị trước khi giặt:
Kiểm tra nhãn mác để biết chất liệu vải và cách giặt phù hợp
Lắc nhẹ áo trước khi giặt để loại bỏ bụi bẩn.
Phân loại áo theo màu sắc, tránh giặt chung với quần áo dễ phai màu.
Sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm dưới 30 độ C để bảo vệ vải.
2.2: Giặt áo dài bằng tay:

Hoà tan nước với xà phòng/dầu gội dịu nhẹ.
Ngâm áo trong 5-10 phút.
Chà nhẹ nhàng với tay, tránh vắt mạnh để không làm nhăn vải.
Xả nước lạnh nhiều lần đến khi sạch xà phòng.
Treo áo trên móc gỗ, trải phụ kiện lên bề mặt phẳng để khô tự nhiên, tránh ánh nắng trực tiếp.
3: Cách bảo quản áo dài sau khi giặt:

- Treo áo trên móc gỗ hoặc móc có đệm vải để giữ dáng áo.
- Là ủi đúng cách với bàn là hơi nước, ủi ở nhiệt độ thấp và đặt một lớp vải mỏng lên trên áo để tránh làm hỏng bề mặt vải.
- Tránh môi trường ẩm mốc, cất áo dài ở nơi khô thoáng và có thể đặt túi hút ẩm để bảo vệ áo.
- Gấp áo dài đúng cách nếu không có chỗ treo, nên lót giấy lụa giữa các lớp vải để tránh nếp gấp hằn lên vải.
4: Cách giặt áo dài sai lầm:
- Dùng nước nóng để giặt áo: Nhiều người nghĩ rằng nước nóng giúp làm sạch vết bẩn tốt hơn, nhưng thực tế nước nóng có thể làm hỏng chất liệu vải, khiến áo bị co rút và mất đi độ mềm mại.
- Dùng bột giặt mạnh hoặc thuốc tẩy: Bột giặt có chất tẩy rửa mạnh hoặc thuốc tẩy có thể làm phai màu áo dài nhanh chóng, đặc biệt là những áo có màu sắc rực rỡ.
- Giặt áo dài chung với quần áo khác: Áo dài cần được giặt riêng để tránh nhiễm màu từ các loại quần áo khác, đồng thời tránh tình trạng ma sát mạnh gây sờn vải.

- Vắt áo dài quá mạnh:Việc vắt áo dài mạnh tay có thể làm vải bị nhăn và mất form dáng. Thay vào đó, chỉ nên bóp nhẹ nhàng và để áo khô tự nhiên.

- Phơi áo dài trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời có thể làm áo dài bị phai màu và mất đi độ bóng đẹp của vải, đặc biệt là áo lụa và gấm.

- Sử dụng bàn ủi nhiệt độ cao: Nhiệt độ quá cao từ bàn ủi có thể làm cháy hoặc làm bóng bề mặt vải, đặc biệt là vải lụa và voan. Nên sử dụng bàn ủi hơi nước hoặc đặt một lớp vải mỏng lên áo khi ủi.

5: Kết luận:
Giặt và bảo quản áo dài đúng cách giúp duy trì độ bền, vẻ đẹp và sự duyên dáng của áo. Việc thực hiện các bước giặt phù hợp với từng loại vải, tránh tác động mạnh sẽ giúp áo dài luôn giữ được form dáng, màu sắc và chất lượng như mới. Nếu bạn quan tâm đến áo dài và muốn giữ chúng luôn đẹp như ngày đầu tiên, hãy áp dụng ngay những bí quyết trên nhé!
Mọi thắc mắc xin liên hệ để được giải đáp chi tiết nhất
Mua lụa tơ tằm nha xá ngay tại đây!
Report this page